Lịch Phẫu Thuật – PaperChart System (OSUR1)

Đây là loạt bài về một số điều mình ghi nhận được trong quá trình học PhD ở bộ môn Phẫu Thuật Miệng và Hàm Mặt tại Tokyo Medical and Dental University. Mình đặt tên là “Osur + số thứ tự” cho dễ theo dõi.

1. Lịch phẫu thuật

Tất cả ca phẫu thuật cho tuần kế tiếp sẽ được hội chẩn và quyết định vào mỗi thứ 5 hàng tuần. Thư kí bộ môn sẽ phụ trách in, gửi các bộ phận liên quan và dán lịch mổ ở tất cả các phòng cho dễ theo dõi.

Cấu trúc của lịch phẫu thuật như hình bên dưới, bao gồm:

  • Starting time (開始時間): trước đó bệnh nhân sẽ được đưa vào phòng mổ theo lịch “entry time” để chuẩn bị các giai đoạn trước mổ như vị trí, tư thế, gây mê, đặt nội khí quản. Surgeon cũng tiến hành kiểm tra xác nhận lại các thông tin và tình trạng bệnh nhân, tiến hành gây tê tại chỗ. Sau đó, surgeon sẽ nói với tất cả mọi người trong ekip là onegaishimasu (お願いします) nghĩa là mong mọi người cùng giúp đỡ, và tiến hành đường rạch đầu tiên. Đây là lúc starting time bắt đầu.
  • Patient’s name (患者名) / Sex (性別) / Age (年齢): tên bệnh nhân / giới tính / tuổi.
  • Tentative surgery time (手術時間): dự kiến thời gian phẫu thuật. Một số ca cắt đoạn xương hàm, nạo hạch cổ, lấy vạt xương mác/xương bả vai, tái tạo vi phẫu có khi kéo dài 10-12h.
  • Diagnosis (診断名): tên chẩn đoán bệnh.
  • Surgical method (手術法): phương pháp phẫu thuật.
  • Group in charge (担当グループ): bộ môn mình chia thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm có một ông Thầy chính phụ trách một số case nhất định.
  • Surgeon (術者): phẫu thuật viên chính, số lượng 1 hoặc 2.
  • Assistant (介者): phụ mổ.
  • Anesthesia method (麻酔法): phương pháp gây mê, thường là toàn thân GA (general anesthesia)
  • Anesthesiologist (麻酔医): bác sĩ gây mê.
  • Entry time (入室時間): thời gian đưa bệnh nhân vào phòng mổ để chuẩn bị tiền phẫu thuật.
  • Surgery room (手術室): phòng phẫu thuật.

2. PaperChart System

Là một phần mềm đánh giá tương đối sự cân bằng nội môi trong cơ thể bằng cách tính toán lượng dịch bù và lượng máu, nước tiểu mất trong lúc phẫu thuật. Phần mềm này được phát triển bởi bộ môn Clinical Physiology & Anesthesiology của thầy Fukuyama mà mình từng có câu chuyện về Thầy.

Lượng máu mất không chỉ đánh giá qua bình chứa từ ống suction mà còn cân khối lượng gạc trước và sau để tính lượng máu thấm qua gạc. Số lượng gạc lúc lấy ra ngoài và lúc kết thúc luôn được kiểm tra chéo cùng lúc bởi 2 bạn scrub assistant. Bạn ở vòng ngoài sẽ tiến hành cân gạc và nhập data vào system.

Phần mềm còn có tính năng theo dõi thời gian gây mê và thời gian phẫu thuật riêng. Thời gian phẫu thuật từ lúc starting time đến khi kết thúc mũi khâu cuối cùng. Thời gian gây mê từ lúc bắt đầu gây mê đến khi bệnh nhân hồi tỉnh. Thời gian này còn hiện ở một bảng hiển thị bên ngoài phòng mổ.

To be continued.

CUONG TRAN

Tokyo, 22.07.2020

Posted by

Chào bạn, mình là Cường. Đây là nơi mình tự do lưu giữ vài hành trình trong cuộc sống. Hy vọng bạn cùng chia sẻ, và tìm được cái gì hay ho, bạn nha.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *